Thu nhập thụ động với cách nhìn của 1 nhà báo

- Mình thấy một số bạn bè hay than vãn; ôi sao mình cứ nghèo hoài vậy nhỉ? Làm sao để giàu lên bây giờ? Khi ấy, mình hỏi lại; thế như thế nào được gọi là giàu? Đa số các bạn ú ớ không biết trả lời sao. Một số (ít) thì nói là lương 20 triệu/tháng là giàu; có bạn nói lương 50 triệu/tháng là giàu; v.v... và v.v...
Thực ra, giàu hay nghèo là quan niệm tương đối và phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Ví dụ với một người bán vé số, thì nếu mỗi tháng kiếm được 10 triệu đã là vô cùng giàu có; nhưng với đại đa số dân văn phòng thì 10 triệu chỉ coi như ở mức đủ ăn. Còn với những "đại gia" cỡ như bầu Tâm, bầu Đức thì 100 triệu/tháng chắc được coi như ở mức người cùng khổ, chưa được nghèo chứ nói gì tới chuyện giàu (như người bán vé số mà mình đã dẫn).

- Có những người lương 3 triệu/tháng thì thấy đủ ăn (+xài); lần hồi lương tăng lên 5 triệu, 10 triệu rồi 20 triệu mà vẫn chỉ thấy đủ ăn; đôi khi còn phải đi mượn bạn hoặc nợ một số hóa đơn chưa thanh toán. Bởi vì họ chưa bao giờ tự đặt ra một định nghĩa giàu nghèo, chưa bao giờ có một kế hoạch xài tiền cho bài bản. Nếu chưa biết / chưa định nghĩa được thế nào là giàu thì làm sao giàu được?
Định nghĩa của mình thì đại khái thế này; Người giàu là người có thu nhập thụ động đủ trang trải cho những nhu cầu căn bản. Thu nhập thụ động càng nhiều thì chứng tỏ càng giàu.
Thu nhập chủ động là những thu nhập có được khi bạn phải tham gia lao động và sản xuất. Còn thu nhập thụ động là thu nhập có được khi bạn... không phải làm gì hết! Ví dụ hôm rồi nghe bạn Thiên Hà Lâm Nguyễn giới thiệu VIB có dịch vụ Daily Savings cho tiết kiệm gửi góp, hai đứa hí hửng rủ nhau đi mở sổ. Tiền đóng ban đầu hết 100K. Nếu không có gì thay đổi (đóng tiền thêm zô) và lãi suất là 16%/năm thì tháng sau mình sinh lợi được 1.300VNĐ.

- Chỉ là con số 1.300 VNĐ nhỏ xíu. Nhưng đó là số tiền có được từ việc... không phải làm gì hết. Đó là một dạng thu nhập thụ động. Các dịch vụ tiết kiệm khác thì chỉ được đóng thêm tiền khi đến hạn, còn Daily Savings thì được góp thêm tiền vô bất cứ lúc nào. Đại khái như là nuôi heo đất vậy đó nên khá linh hoạt. Giả sử mỗi ngày mình bỏ ra vô đó 50.000đ, thì một tháng được thêm vô triệu rưỡi, tiền lời tính theo lũy tiến bậc thang thì cuối tháng có thể có khoảng 24-25.000 VNĐ tiền lời - thu nhập thụ động.

- Giả như mỗi tháng mình phải trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền uống, tiền tắm giặt, mùn cưa củi lửa rửa bát quét nhà, giặt đồ v.v... Nói chung là những nhu cầu căn bản nhất (không kể hưởng thụ như coi film, nghe nhạc, đi shopping, đi bay đi lắc...) tổng cộng hết 6.000.000đ mà thu nhập thụ động được 6.100.000đ thì khi ấy mình tự coi mình là người giàu có. Vì khi ấy lỡ mà thất nghiệp mình vẫn ung dung sống với những nhu cầu căn bản. Mình có thể mỗi sáng thức dậy dắt chó đi dạo, ăn sáng, đọc sách, nấu cơm, làm vườn, chơi cờ, coi TV, đạp xe, chạy bộ, nuôi cá cảnh v.v... từ ngày này qua ngày khác. Nói chung là ung dung hưởng thụ mà chẳng phải làm gì. 100.000 còn dư lại mình có thể để dành, khi nào có số tiền đủ lớn thì mang đi kinh doanh tiếp và để tiền đẻ ra tiền, thế là càng lúc mình càng giàu có. Có gì phải xoắn?

- Thế làm sao để có thu nhập thụ động? Rất nhiều cách; thành lập doanh nghiệp rồi tổ chức bộ máy, thuê người vào làm quản lý, chuyển từ mô hình trực tiếp điều hành qua nắm giữ cổ phần - làm chủ đầu tư; sáng tạo ra các sản phẩm mà mình sở hữu quyền trí tuệ (ví dụ như viết sách, viết truyện, viết nhạc, kịch bản film v.v...); xây nhà cho thuê; mua cổ phiếu; gửi tiền tiết kiệm (nhớ lựa chọn dịch vụ linh hoạt như Daily Savings của VIB nhé); hoặc là chịu khó chơi facebook (như mình đang làm đó).

- Vào thời gian hưng thịnh, ca sỹ T.T có thể thu tiền bản quyền từ nhạc chuông mấy bài hát GMTT cả 4-500 triệu VNĐ mỗi tháng. Hay mình có thể thu tiền PR trên facebook 30-40 triệu VNĐ/tháng nếu thích (tại vì mình chảnh lắm nên ko phải nhãn hàng nào nhờ PR mình cũng đăng đâu, he he). Tất nhiên, số tiền này không lớn nhưng ca sỹ T.T và mình không phải làm gì (nhiều) hết. T.T chỉ cần sáng tác và thu âm một lần duy nhất, còn mình thì thu nhập được từ sự quan tâm và uy tín của cá nhân trên mạng xã hội Facebook sau khoảng thời gian đầu tạo dựng. Và theo lý thuyết về thu nhập thụ động, thì mình đã tự thấy mình giàu.

- Tất nhiên, để duy trì cái sự "giàu có" ấy thì phải nằm lòng 2 nguyên tắc; tự đặt ra con số của nhu cầu căn bản (ví dụ như mình đã nói ở trên là 6 triệu/tháng) và gia tăng nguồn thu thụ động (100.000đ trong ví dụ gửi tiết kiệm Daily Savings của VIB). Có nhiều bạn không hiểu rõ việc này cứ tìm mọi cách làm việc nhiều hơn để mong được tăng lương. Nhưng lương của các bạn ko phải là thu nhập thụ động thì gia tăng lên không mang ý nghĩa gì đặc biệt lắm. Bạn có lương cao thì phải làm nhiều, khi bạn làm nhiều thì nhu cầu căn bản của bạn cũng tăng lên và nhu cầu hưởng thụ cũng càng tăng mạnh. Ví dụ như ngày trước chỉ cần ăn tô hủ tiếu 3000đ thì nay nhu cầu căn bản tối thiểu là tô phở 20.000đ; trước chỉ cần ngồi vỉa hè trà đá 5000đ thì nay đòi cà phê máy lạnh 50.000đ. Và cứ thế bạn bị rơi vào một cái vòng luẩn quẩn; tiền lương tăng, nhu cầu căn bản tăng và kéo theo khoản tiền chênh lệch dôi dư có tăng nhưng không đáng kể. Và thông thường mọi người chép miệng thôi "xài cố" cho hết luôn đi chứ dư có chút xíu tiền như vậy để dành biết bao giờ mới giàu, mới mua nhà mua xe cho được (bi kịch quá đi thôi).

- Có nhiều nhà văn, nhà thơ, "nhà nhạc sỹ"... tức là một số nhà có khả năng tạo ra các thu nhập thụ động bằng sáng tác, họ thường chi tiêu tằn tiện (khi đó không phải làm việc nhiều), dành thời gian để sáng tác ra những tác phẩm để đời. Khi có được tác phẩm để đời, họ cứ ngồi vuốt râu mà thu tiền bản quyền, có khi ăn cả đời không hết. Cái bà Rôn rôn gì ở nước ngoài viết truyện Harry Potter đó. Hay như ông Trịnh Công Sơn, tiền bản quyền nhạc của ổng giờ ổng chết rồi mà họ hàng hang hốc ăn còn không hết nữa là. Nói chung là giàu dữ lắm.

- Nhưng nếu bạn không có khả năng sáng tác ra những tác phẩm để đời như vậy thì vẫn có thể làm giàu bằng việc đầu tư; còn không nữa thì phương án cuối cùng là mang gửi tiền tiết kiệm (nhớ chọn dịch vụ nào mà cho nạp tiền mỗi ngày kiểu đút lợn như Daily Savings của VIB thì mới có lợi nhé, vì nó giúp bạn giữ tiền được mỗi ngày). Khi đầu tư thì nhớ lựa đối tượng nào có khả năng sinh lời kiểu thu nhập thụ động như ca sỹ, nhạc sỹ, diễn viên mà đầu tư cho chắc. Còn những lĩnh vực khác thì tất nhiên cũng được nhưng... hên xui!

- Nghề viết - ví dụ như nhà báo là một nghề LẼ RA kiếm được tiền thụ động. Nhưng đa số nhà báo Việt Nam mình không nghiên cứu lý thuyết này nên toàn làm việc theo kiểu trâu cày và tự nhiên biến thu nhập của họ thành chủ động. Ví như bỏ công sức viết ra bài báo, sau đó đăng lên lấy nhuận bút 3, 4 trăm ngàn; còn bản quyền của mình thì mặc kệ. Báo này lấy qua báo kia lấy lại, xào lên xào xuống mà họ cứ dửng dưng. Trong khi ý thức được để đi đòi, hoặc ít nhất ko cho các báo kia sử dụng. Để dành đó, phỏng vấn viết thêm vô rồi ung dung in sách. Báo không được nhiều thì được ít; bỏ công PR rồi chuyển kịch bản này kịch bản kia, rồi dịch qua nhiều thứ tiếng v.v... Thì khi ấy cũng một công viết ra bài báo, mà vòng đời của nó 3-4 năm thu tiền chưa hết. Như thế có phải sướng không? Tại sao cứ phải vất vả viết bài từ năm này qua năm khác? Haizzzz.

- Nên để nhu cầu căn bản bao nhiêu cho đủ? Chi tiêu bao nhiêu cho giáo dục, cho hưởng thụ là hợp lý? Tiền tiết kiệm nên là bao nhiêu % thu nhập mỗi tháng? Tiết kiệm đến bao nhiêu thì mang đi đầu tư được? Đầu tư cái gì, và giám sát quy trình sinh lợi ra sao? Làm sao để biến thu nhập chủ động thành thu nhập chủ động (một phần)? Chi tiêu cho từ thiện có cần kế hoạch và có công thức hay không? Nếu các bạn hứng thú thì mình sẽ nói thêm vào một ngày gần nhất

(Nguồn cuongdc)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Admin

Bản quyền thuộc về
Địa chỉ: 053 Phố Bế Văn Đàn, P.Hợp Giang, Tp.Cao Bằng
ĐT: 0988.86.22.88 - (026).395.66.88

Thông tin truy cập

Tổng số lượt xem trang