• TRẦN QUANG HUY LÀ AI?


    November 14, 2013
  • Bảo Hiểm Quân Đội


    November 14, 2013
  • Ngắm thành phố Cao Bằng tuyệt đẹp qua góc ảnh panorama


    November 14, 2013
  • 17 Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo


    November 14, 2013
  • Bạn thuộc típ người não trái hay não phải?


    November 14, 2013
  • Tỷ giá vàng trực tuyến


    November 14, 2013

BÀI ĐĂNG MỚI

CHUYỆN Ở ĐỜI…



Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ. Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…………..

Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?” Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.” Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!” Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?” Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”

Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.” Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.” Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác. Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.

Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.

Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình. Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.

(st)


Những cách tìm kiếm vốn để khởi nghiệp


Ngoài huy động vốn từ người thân, bạn bè, bạn có thể tìm kiếm nguồn tài chính từ cộng tác viên, đối tác, khách hàng bằng nhiều cách khác nhau. 

Huy động từ người thân, bạn bè

Có rất nhiều nguồn để tìm vốn nhưng khi mới khởi nghiệp. Bên cạnh nguồn tích lũy từ bản thân, nếu chưa có đủ trước mắt bạn có thể huy động từ người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.... Họ là những người luôn ủng hộ sự thành công của bạn nên cũng dễ dàng hơn vay từ ngân hàng, tổ chức tài chính.

Huy động từ những nguồn này có ưu điểm là nhanh, thủ tục đơn giản, lãi rẻ nhưng lại có nhược điểm là đôi khi bạn không kịp chủ động về kế hoạch chi trả. Nếu bên cho vay cần gấp, bạn phải xoay sở để trả trong thời gian ngắn.

Có rất nhiều nguồn để huy động vốn khởi nghiệp như người thân, bạn bè, người làm ăn chung, đối tác...


Vốn từ người làm ăn chung

Để có vốn bắt đầu công việc kinh doanh, bạn có thể là người xây dựng ý tưởng và chuẩn bị một phần vốn, sau đó tìm người làm ăn chung. Cách làm này có ưu điểm là không phức tạp về thủ tục và có thể dễ dàng tìm người hợp tác nếu ý tưởng tốt. Tuy nhiên, có một lưu ý là khi lựa chọn cộng sự, bạn không nên chỉ quan tâm đến tài chính của họ mà còn chú ý đến sự phù hợp về tính cách, hoàn cảnh, quan điểm và tham vọng kinh doanh... cũng như một số tiêu chí khác.

Bạn có thể mang ý tưởng hoặc dự án kinh doanh của mình đi kêu gọi đầu tư từ những người có tiềm lực tài chính mà bạn quen biết. Tuy nhiên, để thuyết phục được họ, bạn cần chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết trong từng giai đoạn, cơ hội, khả năng thành công, dự kiến mức lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn... Ngoài ra, bạn cần cho họ thấy sẽ được những gì khi đầu tư vốn vào dự án đó. Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi kêu gọi vốn đầu tư là suy xét những điều kiện ràng buộc giữa 2 bên.

Hiện nay một số "mạnh thường quân" là các đại gia, ông chủ doanh nghiệp... thường thành lập các chương trình hỗ trợ cho những bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh. Nếu bạn có ý tưởng tốt thì đừng ngần ngại, hãy mạnh dạn chủ động tiếp cận với họ để trình bày kế hoạch của mình và kêu gọi vốn đầu tư.

Dùng vốn của đối tác

Đây là một cách đang được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể tìm một mối hàng quen, tin tưởng để thuyết phục cho mình bán sản phẩm của họ qua mạng. Khi có khách đặt mua, bạn sẽ đến đó để đến đó để lấy hàng và mang đi giao. Bạn cũng nên thỏa thuận với họ về tỷ lệ chiết khấu hoặc giá cả sản phẩm...

Nhiều người thường không chú ý đến nguồn vốn này nhưng đây thực sự lại là cách khá hiệu quả, đặc biệt trong những bối cảnh khó khăn. Đến khi bạn làm ăn lâu dài với họ, việc nhập hàng có thể được hưởng nhiều ưu đãi như thanh toán gối đầu, chiết khấu ưu đãi. Nếu có thể chứng minh cho người bán biết khả năng sinh lợi khi hai bên hợp tác thì họ sẽ tin tưởng sẵn sàng tạo điều kiện cho bạn. 

Tiền đặt cọc của khách hàng

Với những người mới bắt tay vào công việc kinh doanh mà số vốn hạn chế, điều đầu tiên nên xác định là không nên nhập sẵn nhiều hàng để sẵn trong kho và chờ khách đến mua. Bạn có thể đề nghị khách ứng trước tiền hàng để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn. Cách này thường áp dụng với những người khởi đầu bằng việc bán hàng qua online. 

Trên đây là một số gợi ý về các nguồn vay vốn mà một người sắp khởi nghiệp có thể suy tính. Tuy nhiên, dù tìm vốn từ nguồn nào bạn cũng cần lưu ý các điểm như: lãi suất hợp lý và ổn định hay không, thời hạn chi trả và những nguồn nào để chi trả khi đến hạn...

Ngọc Tuyên

10 chiêu hút khách của cửa hàng bán lẻ

Phát hành thẻ hội viên, đặt giá bán là số lẻ, giảm giá kép... là những biện pháp đang được nhiều cửa hàng, hệ thống bán lẻ áp dụng để thu hút khách hàng.

1. Giảm giá 'giả vờ'

Nếu bạn không muốn hoặc không thể giảm giá vì đó là hàng cao cấp hoặc tránh khách hàng nghi ngại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau khi giảm giá, bạn có thể sử dụng phương thức giảm giá "giả vờ", chỉ ưu đãi giảm giá một chút ít so với giá trị của sản phẩm.

2. Thanh lý

Chỉ với 99.000-199.000 bạn có thể sở hữu các sản phẩm nằm trong danh mục giảm giá trong dịp khuyến mại của cửa hàng. Các điểm kinh doanh đồ thời trang hay áp dụng cách này khi vào thời kỳ cuối vụ hoặc giai đoạn cạnh tranh cao điểm.



Đặt giá lẻ là một trong những kỹ thuật thu hút khách hàng đang được áp dụng rất nhiều tại Việt Nam.
 Ảnh: Anh Quân

3. Giờ (ngày hoặc tuần lễ) vàng

Đây là cách các nhà bán lẻ thường áp dụng để thu hút khách hàng đến với cửa hàng, siêu thị của mình. Theo đó sản phẩm chỉ giảm giá vào một khung thời gian nhất định. Chiêu này thì hầu hết các nhà bán lẻ đều áp dụng, nhất là các nhà bán lẻ điện máy ở Việt Nam thường xuyên áp dụng.

4. Khuyến mại giá sốc

"Mua 1 sản phẩm, tặng 1 sản phẩm cùng mức giá, bán sản phẩm trị giá 499.000 với giá 10.000 đồng"… với số lượng hạn chế là những lời các cửa hàng bán lẻ dùng để thu hút khách hàng đến với các sản phẩm của mình nhiều hơn.

5. Kỹ thuật đặt giá lẻ

Kỹ thuật đặt giá lẻ do các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đưa ra từ rất lâu, ở Việt Nam gần đây mới áp dụng vào công việc kinh doanh. Với mức giá bán lẻ như 14,99 USD cho một sản phẩm thời trang hay 990.000 cho một sản phẩm thiết bị điện tử được bán tạo cảm giác cho khách hàng cảm thấy được rẻ hơn khi giá bước sang đầu số tiếp theo.

6. Giảm giá theo thời gian

Bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá theo thời gian nhưng không báo trước cho khách hàng và không tiết lộ cho khách hàng biết. Khách hàng chỉ được biết mức giảm giá của ngày hôm đó. Nhưng giá của bạn luôn giảm theo từng ngày. Ví dụ, bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá trong một tuần để xả hàng. Ngày đầu tiên bạn giảm giá 10%, ngày thứ 2 bạn giảm giá 20%, ngày thứ 3 bạn giảm giá 30% và tiếp đến ngày thứ 7 bạn giảm giá 70% và bạn bán hết sạch hàng. Mấu chốt của vấn đề là không được tiết lộ cho khách hàng biết trước kịch bản giảm giá.

7. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm

Rất nhiều nhà bán lẻ khi bán một sản phẩm họ không giảm giá hoặc có nhưng rất ít cho riêng sản phẩm đó. Họ thường đề ra chương trình giảm giá tới 30%, 40% khi bạn mua từ 2 hoặc 3 sản phẩm cùng loại trở lên.

8. Giảm giá kép

Bạn có thể vừa giảm giá theo số % cho khách hàng, đồng thời nếu như hóa đơn của khách hàng đạt một mức thanh toán nào đó (ví dụ 5 triệu đồng) bạn có thể trừ tiếp một số tiền ưu đãi cho khách hàng (giảm giá thêm 100.000, 200.000...) hoặc tặng thêm cho khách hàng một món quà nhỏ để khuyến khích người mua chi nhiều hơn.

9. Chương trình bốc thăm trúng thưởng

Hiện nay có nhiều nhà bán lẻ tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng tại cửa hàng hoặc tại hệ thống của công ty. Với loại hình này, các điểm kinh doanh có thể đưa ra chương trình bốc thăm may mắn 100% trúng thưởng với hóa đơn thanh toán có giá trị từ một số tiền cụ thể trở lên (ví dụ 500.000 đồng), tất cả các phiếu bốc thăm đều là những phần quà nhỏ giúp cho khách hàng cảm thấy may mắn và kích thích họ thanh toán nhiều hơn cho hóa đơn.

Hoặc một số nhà bán lẻ có chương trình quay số dự thưởng trúng những sản phẩm có giá trị cao như ô tô, xe máy, vàng, bạc… cho cả hệ thống trên toàn quốc. Ví dụ các ngân hàng với chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm, siêu thị điện máy với chương trình "vào hè"”, "khai trương chi nhánh mới"…

10. Ưu đãi dành cho hội viên

các nhà bán lẻ lớn như trung tâm thương mại, siêu thị và các hệ thống bán lẻ lớn khác thường xuyên áp dụng phương thức phát hành thẻ hội viên (miễn phí hoặc có phí) để ưu đãi, giảm giá cho hội viên của mình. Đối với loại hình này có rất nhiều cách giảm giá, ví dụ như "ngày hội thành viên" (chỉ giảm giá cho thành viên của hệ thống), hoặc là những đặc quyền ưu đãi khác (ưu tiên, tích điểm, đổi quà) cho thành viên, hội viên của các nhà bán lẻ.

Phan Anh

Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm


Mất khoảng 20 phút, và chưa tới 10.000 đồng một ngày, bạn đã có bài thuốc trị cảm cúm hiệu nghiệm đến bất ngờ. Tất cả những thứ bạn cần là quất, nghệ và mật ong. 

Đây là bài thuốc "Quân bình âm dương" của giáo sư Bùi Quốc Châu được ông giới thiệu năm 1979, khiến những ai từng dùng đều ngạc nhiên vì sự đơn giản, an toàn, tính kinh tế và trên hết là hiệu quả của nó.

Bài thuốc này được bác sĩ chỉ định chữa các bệnh do nóng hay lạnh như cảm lạnh, cảm nóng, viêm mũi họng, viêm xoang…

Công thức:

- Nghệ xà cừ (khi cạo vỏ thấy màu vàng sậm): Một củ bằng ngón chân cái người bệnh. Nghệ tính dương.



- Quất tươi xanh (không dùng quất chín): một quả. Quất có tính âm.



- Mật ong: 3 thìa cà phê (hoặc đường phèn).



- Nước nóng: 1/2 chén.

Cách làm:

- Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.

- Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.

Thuốc dùng xong có thể cất trong tủ lạnh để dùng tiếp. Uống đến khi hết triệu chứng bệnh.

Theo kinh nghiệm của các bệnh nhân, thông thường, tới cuối ngày thứ hai bệnh bắt đầu chuyển biến, các biểu hiện đau họng, sổ mũi bắt đầu thuyên giảm. Trong đa số trường hợp, cuối ngày thứ ba người bệnh khá lên rất nhiều. Nhiều cháu bé phải sang ngày thứ tư mới thấy cải thiện nhưng sau đó bệnh lui rất nhanh.

Các mẹ có con nhỏ, khi đi chơi xa nên mang theo quất, nghệ, mật ong để nếu cần là có thể dùng ngay. Hy vọng bài thuốc này sẽ thực sự hữu ích cho các bạn và người thân.

Lưu ý:

- Với bệnh lạnh và người hư nhược, yếu ớt phải giảm liều quất xuống còn 1/2 quả.

- Với bệnh nóng thì tăng liều quất lên thành 2 quả và giảm liều nghệ xuống còn 1/2 đốt ngón tay út.

- Thuốc này thơm ngon và công hiệu nhưng cũng không nên lạm dụng vì sẽ bị phản tác dụng.

- Dấu hiệu bệnh nhiệt (nóng): Không sợ trời lạnh, không sợ gió, không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.

- Dấu hiệu bệnh hàn (lạnh): Ngược lại với các dấu hiệu trên, sợ khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu.

Bác sĩ Thu Thủy

XÁC SUẤT - Công thức để chiến thắng


Chào các bạn!

Các bạn đã từng chơi bạc rồi chứ? Cờ bạc có phải may rủi không?

Cứ nhìn các trung tâm cờ bạc mọc lên như nấm trên thế giới và sự phát triển phồn thịnh của Las Vegas, Nevada thì cũng biết “vận may” luôn nằm ở nhà cái rồi. Việc kinh doanh cờ bạc chính là dựa trên xác suất thống kê và vì thế nhà cái “luôn thắng chung cuộc”.

Bạn đang đánh độ tennis, có cơ hội nào để bạn trở thành nhà cái và biến đối thủ thành kẻ chơi bạc không? CÓ ĐẤY

Xem các giải chuyên nghiệp trên TV, chúng ta thấy bảng tóm tắt phân tích trận đấu sau mỗi hiệp: số lần giao bóng ăn điểm trực tiếp, số lần giao bóng lỗi kép, tỷ lệ giao 1 vào sân, tỷ lệ giao 1 ăn điểm… Đó chính là thống kê, các thống kê này được phân tích rất đa chiều trên các trang ATP và WTA. Nhìn qua bảng phân tích, chúng ta có thể đánh giá được lối chơi của tay vợt, diễn biến trận đấu…

Đánh binh thì cần dương nhiều chi, đánh tá là thì cần hết bài trước, đánh bóng thì cần bóng qua lưới và trong sân nhiều nhất có thể. Sau đây chính là Công thức để chiến thắng trong tennis mà Trưởng đại diện của công thức này chính là Micheal Chang:

- Giao bóng - Hãy giao bóng 1 vào sân. Xem bảng tóm tắt cuối trận đấu thì thường tay vợt có tỷ lệ giao bóng 1 vào sân hay thắng cuộc (tất nhiên còn phải xem số lần bẻ dơ giao bóng nữa). Là Fan của Nole hay Fed thì bạn cũng không ngạc nhiên với một số trận họ có tỷ lệ giao bóng 1 là 100% và thường thắng trắng một cách chóng vánh. Chúng ta không thể so sánh với họ nhưng nếu bạn đánh đổi tốc độ bằng điểm rơi (trong ô giao bóng và vào vị trí khó cho đối thủ) thì tâm lý lo sợ giao bóng lỗi kép không còn và bạn sẽ làm chủ dơ giao bóng. Đa số các tay vợt già dơ và đánh độ đều dùng công thức này.

- Bắt lưới - Hãy “giết” từ từ. Giao bóng chưa phải thật khó, bắt volley giữa sân chưa phải thật hiểm, chúng ta đừng có “máu giết ngay”. Hãy tâm niệm bắt volley 1 giữa sân để gài bóng, tiến lên dứt điểm bằng cú volley 2 và thậm trí cần thêm quả smash nữa.

- Gài bóng lên lưới - Hãy đánh sao cho thoải mái nhất. Mặc dù đối thủ đang ở góc trái nhưng cũng không cần phải gài bóng sang góc phải để ăn điểm trực tiếp nếu nó không phải sở trường của bạn. Thường thì cách gài banh tốt nhất là đánh thẳng và sâu, sau đó lên bắt volley.

- Đánh bền cuối sân - Chéo là tốt nhất. Khi đánh chéo, quãng đường sẽ dài nhất, lưới sẽ thấp nhất và do vậy khả năng đánh bóng lỗi sẽ thấp nhất. Nếu không phải cơ hội thực sự ngon ăn và bạn có kỹ năng đánh dọc dây thì đừng đánh vì nếu không thành công thì bạn sẽ trao cho đối thủ cơ hội mở góc đánh chéo hoặc đánh ngay vào nơi bạn vừa dời gót.

- An toàn cuối sân - Hãy đánh cao hơn lưới 1m. Cú đánh với spin là đại diện cho tennis hiện đại và đa số chúng ta bắt đầu đi tập và đánh trận đều áp dụng cú này khi đánh Fh và Bh. Nhưng “tưởng zvậy mà không phải zvậy”. Đường banh qua lưới luôn thấp hơn 1m và thường cách khoảng 30cm-40cm, đó là cú bạt Flat mất rồi. Ngoài yếu tố nảy cao sau khi đập đất thì lợi điểm chính của đánh spin là an tòan, không bị rúc lưới và không ra ngoài. Chúng ta không cao như Del Potrol đâu, hãy đánh thực sự spin bằng bài tập đánh qua dây cao hơn lưới 80cm-100cm.

- Thủ khi gặp khó - Không gì bằng lốp. Khi bị đối phương ép lên lưới thì lốp là cách tốt nhất. Nó giúp bạn ổn định lại đội hình (đánh đôi), lấy lại vị trí và điều tức (đánh đơn), đồng thời kéo đối thủ từ “phòng khách” trở lại “nhà bếp”

Cùng với phương pháp Chọn lựa cú đánh thì công thức XÁC SUẤT trên đây sẽ giúp bạn trở thành BẤT KHẢ CHIẾN BẠI trong khả năng hiện tại của mình

Servedoctor.ace

Góc độ tiềm lực của đối thủ & Chiến thuật điều khiển đường banh !


GÓC ĐỘ TIỀM LỰC CỦA ĐỐI THỦ

Trong những trận đánh đơn, nơi bạn chờ đường banh đến sẽ quyết định việc bạn có đón đỡ đường banh đó được hay không.

Chờ đợi banh ở 1 điểm chính xác, có thể khiến bạn thấy mình như 1 tay vợt lành nghề, di chuyển nhanh như cắt. Ngược lại, chờ đợi banh ở một điểm không chính xác sẽ khiến bạn thấy mình như 1 tay mơ lóng ngóng mới cầm vợt
Bạn sẽ chờ đường banh của đối phương chính xác khi nắm chắc khái niệm:
“ Góc độ tiềm lực của đối thủ”



Trong sơ đồ 1: Khi đối thủ của bạn (Y) sắp sửa tiếp xúc banh, anh ta có quyền phát banh thẳng vào giữa sân,về phía trái,hoặc về phía phải của bạn.

Cạnh YA của góc này thể hiện hưởng phát banh thường xuyên nhất của đối thủ về phía trái của bạn

Cạnh YB…….về phía phải của bạn.

Góc AYB thể hiện góc độ tiềm lực của đối thủ. Nói cụ thể : ~ 95% những cú đánh thành công của đối thủ sẽ rơi đâu đó trong phạm vi góc AYB. Còn 5% những cú còn lại sẽ - vô tình hoặc cố ý- rơi vào khu vực tô màu xanh hai bên sân và sát lưới. Vì đường banh của 5% này quá hẹp và quá ngắn,những cú này lại thường là những cú dứt điểm ăn chắc.

Đã hiểu khái niệm “Góc độ tiềm lực của đối thủ” rồi thì bây giờ bạn có thể tuân theo quy tăc quan trọng nhất của tennis trong việc chọn vị trí trên sân: - Bất kể đối thủ đứng ở đâu, ta luôn luôn phải đứng ở một vị trí cắt đôi góc độ tiềm lực của đối thủ ( Trên đường phân giác của góc AYB )

Xem sơ đồ 2 và 3


Tầm bao quát của góc độ tiềm lực đối thủ tùy thuộc vào sự điêu luyện của Y. Y càng điêu luyện thì vùng tô màu xanh càng nhỏ, và góc độ tiềm lực của Y càng lớn


CHIẾN THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐƯỜNG BANH

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất sẽ giúp bạn xác định xem mình phải phát banh theo hướng nào

Yếu tố chính quyết định hướng banh đi là vị trí trên sân của bạn, chứ không phải của đối thủ - ( Trừ khi bạn muốn thực hiện một cú dứt điểm mà đối thủ không thể đón đỡ)

Trước khi thực hiện cú đánh, bạn phải nhanh chóng quyết định những điều dưới đây. Càng chơi tennis nhiều (Giờ bay càng nhiều!) ,thì những quyết định này sẽ trở thành một phản xạ tự nhiên và là một kinh nghiệm thú vị của trò chơi

* Nếu tôi thực hiện một đường banh cắt chéo sân thì tôi phải di chuyển bao xa để tiến tới vị trí chờ đợi sẵn sang và chính xác?

* Nếu tôi thực hiện một đường banh dọc cạnh sân thì tôi phải di chuyển bao xa để tiến tới vị trí chờ đợi sẵn sang và chính xác?



Sơ đồ 1A & 1B cho thấy rằng : X, sau khi phát một đường banh cắt chéo sân, sẽ di chuyển một khoảng cách ngắn hơn là sau khi phát một đường banh dọc theo cạnh sân (X-X1)


Sơ đồ 2A & 2B chú ý rằng : khi X phát một đường banh bổng dọc cạnh sân,sẽ di chuyển một khoảng cách ngắn hơn là sau khi phát một đường banh cắt chéo sân (X-X3)

Từ những điều nêu trên, ta rút ra hai quy tắc về chiến thuật điều khiển đường banh:

1-Khi ở cuối sân thì phát banh cắt chéo sân sẽ giúp bạn nhanh chóng trở về vị trí chờ đợi chính xác trên sân ( Vị trí cắt đôi góc tiềm lực của đối thủ)

2- Khi ở gần lưới thì phát banh dọc cạnh sân sẽ giúp bạn nhanh chóng trở về vị trí chờ đợi chính xác trên sân ( Vị trí cắt đôi góc tiềm lực của đối thủ)

Chiến thuật đánh đôi !

1/ Nói đến " Chiến thuật " tức là ta phải có " Đầu Óc " biết suy nghĩ, tính toán, những mưu kế trong trận đấu... Ta phải biết thay đổi lối đánh theo từng trận đấu, từng game đấu, thay đổi tùy theo đối thủ, tình huống, hoàn cảnh và cả thời tiết nữa...!

- Tóm lại là ta phải luôn bình tĩnh và sáng suốt nắm chắc những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ, những sơ hở của đối thủ trong từng điểm số - game đấu để khai thác và áp đặt lối chơi của ta lên đối thủ !

- Chẳng hạn như : nếu ta gặp đối thủ mà cứ đánh " ào ào " không tính toán gì thì đúng là " Hữu dũng vô mưu " ( vd : đối thủ giỏi rờ ve mà ta cứ nhằm Droit đánh hay ta toàn lốp bóng về phía đối thủ có smash giỏi...). Có câu " xỏ mũi được nó rồi " : câu này là từ kinh nghiệm của Cha - Ông khi điều khiển được con Trâu, con Bò ta " xỏ mũi " là nhược điểm yếu nhất của nó ! 

- Vì vậy, muốn chiến thắng đối thủ ta phải biết cách hạn chế, tránh né hoặc vô hiệu hóa mặt mạnh của đối thủ. Đồng thời khai thác, áp đảo điểm yếu nhất của họ....đánh đúng chỗ yếu họ sẽ thua ( vì ai cũng có điểm yếu cả...

- Thi đấu là ta đang tham gia vào một cuộc đua hào hứng với thể lực, sức mạnh và trí tuệ. Phải đến qủa bóng cuối cùng thì mới biết tỷ số trận đấu là bao nhiêu...!

2/ Một số điều kiện rất cần thiết trong đánh đôi :

- Đánh đôi gồm 2 cặp đấu, mỗi bên 2 người. Đánh đôi đòi hỏi thể lực ít hơn đánh đơn, nhưng bắt buộc mỗi người phải có nhiều ưu điểm hơn ( mặt mạnh của từng người...) :

+ Người chơi phải có những qủa " Giao bóng tấn công " mạnh mẽ hay hiểm hóc. �ể chạy nhanh chiếm lưới khi giao bóng xong. Nhớ là phải giao bóng về phía trả giao bóng yếu của đối thủ ( thỉnh thoảng mới giao về phía thuận vì khi đó đối thủ đang tập trung vào bên yếu của họ...).

+ Người chơi phải có vôlê vững chắc và nhạy bén + smash tốt. Nếu chơi trên lưới yếu thì không thể đánh đôi tốt được !

+ Người chơi phải có cú trả giao bóng tốt để hóa giải hay phản công đối thủ, tạo điều kiện cho partner của mình trên lưới dứt điểm - thắng điểm !

+ Hai người chơi phải hiểu rõ nhau, bọc lót cho nhau tốt, di chuyển lên xuống hợp lý, ăn ý ( cái này gọi là 2 trong 1 ) ( Anh em Tân-Cương rất giỏi vụ này ) !

3/ Và sau đây em sẽ nói sâu một số điểm chính về Tâm lý - Kỹ-Chiến thuật đánh đôi :

- Thường thì tâm lý của ta không tốt khi gặp hai người đánh đơn giỏi mà cùng đứng đôi với nhau :

+ Ta phải luôn nhớ rằng đánh đơn hay chưa chắc đã đánh đôi hay...! Không việc gì mà ta phải lo lắng về điều này, trận đấu chưa diễn ra mà ta đã bị áp lực rồi... Lời khuyên của em là các bác cứ thoải mái và bình tĩnh...!

+ Hai đấu thủ đánh đơn tốt mà không ăn ý, hợp rơ chưa chắc đã thắng một cặp kém hơn ( vì cặp này nắm vững kỹ thuật và chiến thuật đánh đôi và rất hiểu nhau...! )

- Muốn đánh đôi giỏi nhất thiết các bạn phải có cú giao bóng + vô lê-smash thật tốt.

- Khi đánh đôi, cặp nào lên lưới sớm hơn sẽ nắm ưu thế chủ động nhiều hơn.

- Khi đánh đôi, cặp nào chơi trên lưới tốt hơn sẽ dễ dứt điểm hơn - thắng điểm nhiều hơn.

- Cặp nào có 2 lưới sẽ tốt hơn cặp có 1 lưới hay cặp đấu chỉ chuyên chơi phông.

- Những đường bóng mạnh và cao không nguy hiểm bằng những đường bóng thấp lắt léo ( vì những đường bóng thấp luôn bắt đối thủ nâng bóng lên cao qua lưới >> ta dễ dứt điểm hơn...!

- Trong đánh đôi ta sẽ ít nhìn thấy chỗ trống ( nhất là khi đối thủ lên 2 lưới ), vì thế ta phải luôn đánh dứt khoát vào chỗ trống ( nếu có ) đừng suy nghĩ tính toán lâu qúa mà đánh hỏng bóng, và nên đánh nhiều đường bóng vào giữa 2 đối thủ để họ nhường nhau ( bóng họ trả lại dễ hơn...) tạo cơ hội cho ta dứt điểm...!

- Trong đánh đôi, ta phải tự tạo chỗ trống cho ta và đồng đội dứt điểm bằng cách đánh cho một trong hai đối thủ chạy ra khỏi sân.

- Luôn khai thác người yếu bên đối thủ và toàn lực dồn bóng tấn công họ.

* Nếu bốc thăm bên ta được quyền giao bóng trước :

- Nên nhường cho người có cú giao bóng tốt hơn ( nếu ta thắng điểm số đầu tiên tinh thần sẽ lên cao...! )

- Người giao bóng nên tranh thủ chạy nhanh chiếm lưới để nắm thế chủ động.

* Bên ta đợi trả giao bóng :

- Phải đánh nhanh úp xuống chân đối thủ giao bóng lên lưới để partner đứng lưới có cơ hội tràn lưới dứt điểm !

- Đánh vào mang cá để kéo đối thủ ra khỏi sân, tạo chỗ trống cho ta hoặc partner dứt điểm.

- Đôi khi ta có thể đánh mạnh vào đối thủ đứng sẵn trên lưới làm họ giật mình ( sẽ đưa lại cho ta một đường bóng ngon ăn ! )

- Thỉnh thoảng ta lốp sâu về phía đối thủ có Smash yếu hơn. Nếu thành công đội hình đối thủ sẽ rối loạn, ta tranh thủ chạy lên chiếm lưới !

* Nếu trả bóng khó qua tay lưới của đối thủ. Tốt nhất nên rút xuống phông cả hai người, chờ khi có cơ hội đánh bóng qua tay lưới, lúc đó ta mới lên lưới...!

* Trong trận đấu chúng ta phải luôn tin tưởng lẫn nhau, luôn khích lệ, động viên nhau dù cho lúc đó ta đang thắng hay đang bị dẫn trước. Không nên cự cãi, có những lời nói hay cử chỉ thái độ gây hoang mang chán nản ! Có câu : " Thua keo này ta bày keo khác " . Chiến thắng hay thua trận cũng luôn giúp ta trưởng thành hơn. Điều quan trọng nhất không phải là thắng hay thua một trận đấu mà chính là " Ta Đã Thể Hiện Mình Như Thế Nào "

Đánh đôi là một nghệ thuật, người đánh đơn hay chưa chắc đã đánh đôi được, vậy nghệ thuật này nằm ở đâu? Đó chính là chiến thuật.

Chiến thuật đơn giản nhất và cũng là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất trong đánh đôi là lên lưới được càng sớm càng tốt, bên nào lên lưới trước sẽ có phần trăm thắng nhiều nhất.



1. Tiến lên phía trước
Khi di chuyển trên lưới, bạn cần tiến lên sau mỗi volley. Nếu bạn đứng yên sau mỗi cú volley, bạn sẽ chỉ đánh được cú volley sau y nguyên như vậy.

Nếu bạn tiến lên sau mỗi cú volley, bạn tạo ra áp lực hơn cho bên kia, và mỗi cú volley sau càng ngày càng dễ hơn vì bạn sẽ dễ tiép xúc bóng ở cao hơn, tạo cho bạn điều kiện ép bóng xuống dễ hơn.

2. Chiến thuật giao bóng
Khi giao bóng trong đánh đôi, tôi không biết nhấn mạnh thế nào quang trọng của cú giao bóng một. Bạn bắt buộc phaỉ giao bóng vào sân quả đầu. Kể cả nếu bạn giao nhẹ hơn, vận tốc bằng cú giao bóng 2, bạn sẽ dễ dàng ăn điểm hơn.

Điều này có thể dễ hiểu vì khi bạn giao bóng vào sân ngay quả đầu, bạn đã tạo ra tâm lý phòng thủ bên đối diện khi đối phương luôn nghĩ giao bóng một sẽ nặng và khó.

Ngược lại đối phương sẽ có tâm lý tấn công với cú serve bóng 2 vì họ tự nhiên nghĩ cú bóng 2 sẽ nhẹ hơn và dễ trả bóng hơn. Như vậy bạn tự tạo ra thế chủ công cho đối phương. Nhớ trong tennis ai chủ động truóc sẽ dễ ăn điểm hơn.

3. Khi partner của bạn giao bóng
Khi parner bạn giao bóng, có thể bạn không để ý nhưng chính bạn( người đứng luói) lại quyết đinhj thắng thua.

Nhiều người nghĩ khi họ không giao bóng, họ có thể đứng yên giao toàn bộ trách nhiêmj cho người giao bóng nhưng điều này là sai.

Khi đứng lưới, bạn có trách nhiệm tạo áp lực cho đối phương, ép dối phương trả bóng khó hơn, dẫn đến hỏng nhiều hơn hoặc ép bóng luôn ăn điểm. Thực hiện điều này bằng cách ốp lưới, choàng lưới, bao lưới. Khi bạn đứng lưới và ăn điểm bạ cũng đã đồng thời bớt gây áp lực cho đồng đội

4. Trả bóng
Khi trả bóng trong đánh đôi, cần phải nhớ trả bóng thấp qua lưới và rơi bóng xuống trong vach giao bóng đối phương, vì như thế khi đối phương lên lưới bóng sẽ rơi xuống chân bắt đối phương phải vớt bóng lên thay vì ép bóng. Ngoài ra bạn thinht thoảng cần phải lob, đánh thẳng người đứng lưới, để họ mất đi phương hướng và phán đoán.

5. Tính đồng đội
Vì bản thân đánh đôi là sự kết hợp của 2 người, bạn luôn luôn phải tạo tâm lý dễ chịu, thoải mái cho đồng đội, hãy khen khi họ đánh hay và an ủi họ khi họ đánh hỏng.

Ngoài ra bạn cần di chuyên theo đồng đội. Tức là khi đồng đội tràn lên lưới, bạn cân chạy lên theo và người lại khi đồng đội bị ép xuống bạn cần di chuyển xuống cùng. Luôn luôn phải chơi cùng môt mặt băng với đồng đội, một người trên một người duói luôn tạo ra lợi thế cho đối phương.

Nguồn: tennismindgame.com

ĐÁNH ĐÔI: các THẾ TRẬN & CHIẾN THUẬT trung & cao cấp



ĐÁNH ĐÔI: các THẾ TRẬN & CHIẾN THUẬT trung & cao cấp


Trong đánh đôi, chúng ta không chỉ dựa vào lối đánh và vũ khí sở trường của mỗi cá nhân trong đội mà còn phải biết chọn lựa cú đánh, biết cảm nhận vị trí trên sân khi di chuyển, đoán hướng và điểm rơi của đối phương...Chúng ta sẽ phải biết chuẩn bị và linh hoạt thay đổi thế trận sao cho phù hợp để chiến thắng từng đối thủ với từng lối đánh khác nhau.

Hiện nay, tại các CLB, chúng ta đánh đôi là chính nhưng sự phối hợp giữa các thành viên trong đội là khá mờ nhạt. Thành tích chiến thắng thường mang đậm dấu ấn của cá nhân hay một hai cú quả nhất định nào đó trong một ngày phong độ tốt. Chưa nói tới khả năng sắp xếp thế trận thì việc phát huy vũ khí sở trường và giấu đi các điểm yếu của đội cũng còn là hạn chế cố hữu.

Cách sắp xếp phổ biến chỉ đơn giản là:

- “Bạn đứng trái hay phải?”

- “Đánh 2 lưới hay 1 phông và 1 lưới”

- “Đứng lưới cao lên”

- “Giữ chặt dây đấy nhé”

- “Qua đầu để tôi”

- ….

Những sắp đặt hay thỏa thuận này chỉ mang tính đối phó hay có giá trị trong những tình huống đơn giản và không có biến hóa. Bạn sẽ thấy điều này ngay khi rời “ao làng” đi giao lưu với các đôi ngang và hơn trình đôi mình.

Vậy thực chất THẾ TRẬN là gì???

Xem truyện và phim về lịch sử mấy nghìn năm Trung Quốc, bạn sẽ thấy những quân sư quân sự nổi tiếng các thời như Tôn Vũ, Gia Cát Lượng, Lâm Bưu bày các trận thế lưu danh sử sách như Trường xà, Thất tinh, Bát quát, Trùy hình, Yển nguyệt… làm xoay chuyển cục diện một cách tài tình. Khi lập thế trận, người lập trận hoàn toàn nắm thế chủ động và đối thủ bị lâm vào thế bị động và chống cự. Mỗi trận này sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vấn đề là nó được ai dùng, dùng với ai và dùng khi nào?
Tương tự đánh trận, sau khoảng 140 năm lịch sử quần vợt kể từ khi được khai sinh đến nay, các tay vợt trên khắp thế giới đã chơi, đúc kết và phát minh ra những thế trận và chiến thuật cơ bản đến biến hóa tinh vi.

Sau đây là 4 THẾ TRẬN và 3 CHIẾN THUẬT trung và cao cấp:


1. Chiến thuật Giao bóng và lên lưới

2. Chiến thuật vồ lưới

3. Chiến thuật khi bị lốp

4. Thế trận kiểu 1 phông 1 lưới

5. Thế trận 2 phông

6. Thế trận kiểu chữ I

7. Thế trận kiểu Úc

Một đôi muốn chiến thắng hay nâng trình thì cần thi triển rất nhiều chiến thuật khác nhau và đồng thời phải lập các thế trận phù hợp với những chiến thuật đó. Khi đã bước vào sân đánh thì mọi cú đánh và hướng di chuyển sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt chiến thuật và thế trận đã định.

Sau đây tôi xin trình bày chi tiết các THẾ TRẬN và CHIẾN THUẬT trung & cao cấp

A. CHIẾN THUẬT GIAO BÓNG và LÊN LƯỚI

Đây là chiến thuật cơ bản và được sử dụng nhiều nhất ở mọi trình độ. Chiến thuật này tại Việt Nam và một số nước nhiều “bụi” cần “phủi” khác được nâng lên tầm cao mới là LÊN LƯỚI …và GIAO BÓNG. Với chiến thuật này, người VN tuy da vẫn vàng và mũi vẫn tẹt những đã cải thiện ấn tượng chiều cao của mình (theo máy của IBM giấu tại các sân chuyên đánh phủi thì tại điểm 2m cách vạch cuối sân, độ cao của đường giao bóng của tay vợt phủi VN cao hơn của Ivo Karlovíc một CHÚT

Xin quay trở lại môi trường chuẩn, ít bụi. Những công nghệ mới trong sản xuất vợt và bóng, cùng kỹ thuật hiện đại của các quả Fh và Bh dưới phông đã hạ bệ ngôi vương của Peter Sampras – huyền thoại Serve/Volley. Sự thịnh hành và phát triển của cú trái 2 tay làm cho các tay vợt S/V không còn tự tin lên lưới khi giao bóng vào tay nghịch đối thủ nữa, thay vào đó họ ở lại phông đôi công và chờ cơ hội. Nhưng đó là câu chuyện đánh đơn còn trong đánh đôi thì S/V vẫn được sử dụng rất nhiều.



Với lợi thế sau cú giao bóng 1 mạnh, hiểm hóc và thậm trí cả giao bóng 2 thì người giao bóng hoặc đồng đội của họ luôn có khả năng cài bóng thấp và khó làm cho đối phương không trả được hoặc trả lỗi. Chiến thuật này đòi hỏi người chơi có khả năng volley tốt bởi nếu không thì nó sẽ là con dao 2 lưỡi. 

Nếu đối phương đứng lưới NHÌN THẤY ta chuẩn bị volley mạnh thì sẽ lùi xuống để phòng thủ đỡ bóng, và nếu thấy đồng đội trả bóng tốt (vào chân, ra mang hay nặng vào giữa) thì sẽ tiến lên để sẵn sàng bắt trả volley (xem bài Đánh đôi: đứng lưới ntn và hình minh họa dưới đây). Như vậy để áp dụng chiến thuật này đòi hỏi người chơiphải có kỹ thuật và tập luyện nhuần nhuyễn sao cho có tỷ lệ ăn điểm cao trên 70%.

Không giống như các chiến thuật lên lưới khác, người giao bóng trong chiến thuật này không nhất thiết phải giao bóng quá mạnh hoặc quá khó. Khi cả đội đánh lưới tốt thì mục đích chỉ là giao bóng sao cho có đủ thời gian lên lưới và không quá dễ để đối phương trả bóng phản công chủ động.

B. CHIẾN THUẬT VỒ LƯỚI

Khi áp dụng chiến thuật này, đối tác đứng lưới sẽ phải ra ký hiệu thông báo hoặc có thỏa thuận trước cho đồng đội giao bóng để di chuyển và vồ bóng trên lưới dù đối phương trả bóng mạnh hay nhẹ. Đường di chuyển sẽ là tiến chéo về phía bên ô người giao bóng nhằm cắt ngang đường trả bóng của đối phương. 

  • Người đứng lưới có thể có nhiều lựa chọn bắt lưới tùy thuộc độ chéo và tốc độ trả bóng của đối phương 
  • Đánh mạnh thẳng vào lưới đối phương nếu bóng chéo nhiều 
  • Đánh sâu xuyên khe đối thủ hoặc bỏ nhỏ theo hướng ngược lại nếu bóng giữa sân 
  • Đánh thẳng vào chân đối phương trả giao bóng nếu bóng còn bên ô mình đang đứng 
Chiến thuật này được thực hiện theo kiểu mặc định đối phương sẽ trả cú chéo sân thông thường. Chính vì vậy, không giống như chiến thuật Giao bóng lên lưới, người giao bóng sẽ phải chạy sang ngang ô bên kia nếu đối phương trả dọc dây, lốp qua đầu hoặc lên lưới tới vị trí đồng đội vừa rời khỏi. 




Điểm cơ bản của chiến thuật này là gửi và nhận tín hiệu. Thường thì người đứng lưới chủ động gửi nhưng đôi khi cũng theo chiều ngược lại. Thời điểm sử dụng chiến thuật này nằm ngay trong tên gọi của nó, “VỒ”, tức là bạn chỉ có thể dùng xen kẽ và mang tính bất ngờ. Tất nhiên cũng có ngoại lệ khi đối phương trả bóng quá đơn giản và ổn định thì bạn có thể dùng làm chiến thuật chiến thắng được (VD: đối phương đứng trái chỉ biết cắt CHÉO trả giao bóng và đường bóng thường ko quá chéo và tương đối chậm).




C. CHIẾN THUẬT KHI BỊ LỐP


Một trong những nguy cơ khi đánh 2 lưới là bị đối phương lốp bóng qua đầu. Theo đúng nguyên tắc đánh đôi thì tay vợt bên nào sẽ lo sân bên đó nhưng thực tế không theo được như vậy bởi khả năng smash hạn chế của các thành viên trong đội. Khi nhận thấy đối phương lốp qua đầu mình bạn phải lập tức xoay lùi để smash nhằm duy trì thế tấn công trên lưới của cả đội.

Các cặp đôi kiểu “bia kèm lạc” thường bị vấn đề khi tay vợt yếu hơn đứng lưới nhận được quả lốp khá hợp lý để smash nhưng lại không hành động và thay vào đó là đứng yên hay ngồi thụp xuống hô “mày đấy” với đồng đội.

Với tay vợt khá hơn hoặc đã có thỏa thuận chiến lược từ trước, họ sẽ chạy ngang sang phần sân bên kia và để đồng đội xử lý bằng cú volley bóng cao. Trong trường hợp bị lốp sâu và đồng đội vẫn còn dưới phông thì họ sẽ chạy chéo về phông, trong khi đồng đội di chuyển sang ngang để đỡ lốp. Lúc này thế trận đã bị hoán chuyển từ 2 lưới thành 2 phông.




Nhưng trận đấu không dễ dàng như vậy, nhận thấy bạn có vấn đề về xử lý bóng cao thì tần suất đánh lốp của đối phương sẽ tăng và được thực hiện liên tục. Khi không dứt điểm được, mất phương hướng và định vị sân vì phải“ngắm mây” để smash và “gõ” quá nhiều thì chính là lúc bạn nên chọn phương pháp khác - đánh 2 phông. Gặp bóng lốp sâu thì đồng thời cả 2 tay vợt cùng lùi về phông hỗ trợ nhau phòng thủ trong khi chờ đợi cơ hội phản công.

Với những “ông chủ thực sự trên lưới”, lốp chỉ là một trong những món yêu thích của họ cùng volley. Họ như những con hổ đói khi bị đẩy lùi vì bị lốp lại cùng lao lên bắt lưới. Khả năng duy trì thế trận và sức ép làm cho đối phương luôn mất thăng bằng, thiếu thời gian và đánh lỗi.




Smash thực chất là bản sao rút gọn của Serve, vấn đề là chúng ta cần luyện tập nhiều hơn để không sợ lốp và hơn hết, hãy nhớ xoay người trước khi lùi.




D. THẾ TRẬN 1 PHÔNG 1 LƯỚI

Đây là thế trận phổ biến nhất và có thể bạn sẽ chặc lưỡi “đánh mãi rồi, có gì đâu mà nói”. Ấy vậy mà có những nguyên tắc chúng ta đang lãng quên hay những lợi thế mà chúng ta chưa tận dụng tốt. Trước tiên, hãy nhìn vào bản chất của thế trận này. Đó là thế trận nửa tấn công (lưới) nửa phòng thủ (phông). Như vậy, mỗi thành viên cần hiểu và quán triệt vai trò của mình tại mỗi vị trí trên sân:

Đứng lưới: TẤN CÔNG ghi điểm bằng các cú volley hoặc smash dứt điểm

Đứng phông: PHÒNG THỦ bằng các cú Fh, Bh và lốp đều và chính xác nhằm tạo điều kiện cho lưới dứt điểm



Chúng ta không gặp nhiều vấn đề với vị trí đánh lưới vì mọi người đều muốn đánh dứt điểm và chỉ hỏng vì hạn chế kỹ thuật là chủ yếu. Nhưng vị trí đánh phông thì lại là chuyện khác. Vai trò phòng thủ thường bị sao nhãng và người đánh phông chỉ muốn tự mình ghi điểm từ dưới vạch cuối sân. Chọn lựa hướng đánh cũng cần xem xét lại khi cú đánh chéo sân ra mang hay chéo sân vào giữa 2 lưới đối thủ không được áp dụng nhiều, trong khi cú bắn dọc dây có tần suất khá lớn. Nếu xem các tay vợt chuyên nghiệp đánh đôi thì rất hiếm khi họ đánh dọc dây mặc dù lưới đối phương co vào giữa sân hơn chúng ta rất nhiều.

Với các tay vợt có kỹ thuật volley và smash tương đối thì vị trí đứng lưới của họ nên lùi xuống cách vạch service khoảng 1m. Tại vị trí này họ có thể bước lên hay bước chéo để bắt volley tấn công, xoay người lùi để smash bóng bổng và bước sang 2 bên để canh dây và giữa sân. Khả năng khép góc và hạn chế cú đánh của người đứng lưới sẽ làm cho đối phương bối rối và không có nhiều lựa chọn đánh trả. Sẽ là tuyệt hơn nữa khi bạn làm đối phương phân tâm bằng các bước di chuyển giả hoặc thật mỗi khi đồng đội đánh bóng qua người. Sự thay đổi vị trí này sẽ hỗ trợ thêm khả năng phòng thủ cho đồng đội và gia tăng sức ép lên đối thủ.




Để tạo cơ hội cho đồng đội đứng lưới, người đứng phông có thể ép đối thủ ngay từ pha bóng đầu tiên khi cầm giao bóng. Hầu hết các tay vợt đều yếu tay nghịch, đặc biệt trong quả trả giao bóng. VD đối phương đều thuận tay phải thì:

Tại ô số 1: người giao bóng nên đứng gần vạch giữa sân để serve vào góc chữ T

Tại ô số 2: người giao bóng đứng gần về phía dây để serve chéo vào góc chữ A




Lúc này khả năng vồ lưới của đồng đội trở nên dễ dàng và cơ hội để người giao bóng lên lưới cũng thuận lợi hơn rất nhiều.

E. THẾ TRẬN KIỂU ÚC

Đây là biến thể của Thế trận 1 phông 1 lưới, với sắp xếp 2 người cùng đứng một bên ô 1 hoặc ô 2 và gần vạch giữa sân. Trong thế trận chuẩn 1 phông 1 lưới, cả 2 vị trí đứng lưới và phông đều có khả năng bị tấn công hoặc phải bao sân khá rộng khi đối phương có những đường trả bóng hiểm hóc hoặc vì kỹ năng serve và volley của mỗi cá nhân chưa tốt. Thế trận này được gọi là kiểu Úc chỉ đơn giản bởi vì được các tay vợt Úc sáng chế và sử dụng trong thi đấu đầu tiên.



Thế trận kiểu Úc là giải pháp tuyệt vời để hạn chế điểm yếu và gia tăng sức mạnh của mỗi cá nhân trong khi phối hợp tấn công. VD: 

Bạn serve tốt nhưng volley phải tay dở thì khi giao bóng ô 1 với thế trận này đồng đội đứng lưới sẽ lo hết cho bạn bên phải; 

Bạn serve tốt nhưng chỉ volley trái tay dở thì khi giao bóng ô 2 với thế trận này đồng đội đứng lưới sẽ lo hết cho bạn bên trái; 

Và chẳng có gì tuyệt hơn nếu bạn volley hai tay như một.

Trong đánh đôi, sự ổn định và chính xác là rất cần thiết vì thế đánh chéo sân chính là sự lựa chọn khôn ngoan nhất. Dù có tấn công hay phòng thủ bóng bền thì đối phương luôn chọn điểm giữa sân có lưới thấp nhất để đánh qua. Chúng ta cần kéo “địch” ra khỏi “lô cốt” để tiêu diệt, chiến thuật kiểu Úc ÉP họ trả bóng dọc sân bằng cú thuận Fh hoặc Bh, cái bẫy đã giăng sẵn chờ con mồi chui vào mà thôi.

Thế trận này được dùng ở các CLB cũng nhiều nhưng mang nhiều thiên hướng phòng thủ hơn tấn công. Khả năng serve chưa tốt và chưa tự tin lên lưới sẽ làm cho bạn khốn đốn mỗi khi đối phương trả giao bóng nhanh và mạnh về phía tay nghịch. Chỉ cần đồng đội đứng lưới điều chỉnh vị trí kiểu Úc, nguy cơ bị ép này sẽ được loại bỏ.



Các bạn đã xem các trận độ 1 người chấp 2 người chưa? Một tay vợt mạnh đánh với 2 tay vợt yếu hơn và phần thắng thường nghiêng về tay vợt số ít. Nhưng nếu 3 tay vợt có trình tương đương thì sao? Tất nhiên 2 đánh 1chẳng chột thì cũng què. Trong thế trận kiểu Úc, nếu lập trận và thực hiện thế trận tốt, bên bạn hoàn toàn có thể loại bỏ tay lưới bên đối phương trong diễn biến pha bóng và biến anh ta thành bù nhìn đứng xem vì khả năng lưới tham gia vồ lưới được là rất thấp. 

Ưu điểm của thế trận này hay như thế thì chúng ta có nên dùng chúng liên tục không? Câu trả lời là không nên, vì dù sao nó cũng có những khoảng trống dễ bị đối phương khai thác khi đã “tỉnh ngộ” ra sau khi bị tấn công áp đảo.

Bạn hãy chú ý, nếu bạn là người giao bóng, hãy đứng càng gần vạch giữa sân càng tốt.

F. THẾ TRẬN HÌNH CHỮ I

Đây là thế trận cao cấp được sử dụng phổ biến nhất trong đánh đôi, đặc biệt ở đẳng cấp chuyên nghiệp. Người đứng phông thực hiện 2 cú giao bóng bên ô 1 và 2 đều tại vị trí sát vạch giữa sân. Người lưới đứng tại vạch giữa sân ô giao bóng, cách lưới khoảng 2m và cúi thấp người (thậm trí gần như bò với tư thế sẵn sàng lao về phía trước), tư thế này giúp cho người giao bóng không bị che tầm mắt và dễ dàng thực hiện theo ý đồ chiến thuật. 2 người chơi tạo thành một đường thẳng, vì vậy mà thế trận này có tên là hình chữ I và được gọi theo kiểu chơi trong mô hình của môn Bóng đá Mỹ.



Sau khi khi tiếng bóng giao từ phía sau, người đứng lưới sẽ BẬT CHÉO về phía trước để ĐÓN LÕNG cú trả của đối phương và người giao bóng LAO LÊN lưới theo hướng ngược lại. Người đứng lưới sẽ chủ động di chuyển theo phán đoán chứ không theo hướng bóng trả thực tế của đối phương. Chính vì vậy, việc ra ký hiệu bằng tay hay thống nhất bằng miệng giữa phông và lưới và bắt buộc phải có. Mặc dù pha bóng khởi nguồn từ người giao bóng nhưng quyết định chiến thuật sẽ do người đứng lưới quyết định. Thống nhất sẽ bao gồm 2 phần:

Ký hiệu về vị trí giao bóng: góc chữ A, góc chữ T hoặc vào người

Ký hiệu về hướng người đứng lưới sẽ di chuyển bắt volley



Không giống như thế trận kiểu Úc, người đứng lưới nấp sau lưới đối thủ sẽ lao ra vồ, trong thế trận chữ I, một dấu hỏi to tướng sẽ được tặng cho đối phương dưới phông vì không biết lưới bên kia sẽ bay bên nào. Và cũng bởi vậy mà thế trận này có thế dùng liên tục và không sợ bị bắt bài như thế trận kiểu Úc.



Thế trận kiểu chữ I chính là môi trường phù hợp nhất để thực hiện chiến thuật Serve/Volley. Người giao bóng không phải lo bao cả 2 bên sân như kiểu Úc, không cần thay đổi thế trận khi giao bóng 2. Điểm mạnh và áp lực nhất cho đối thủ sẽ là giao bóng vào góc chữ T, khi đó hầu hết đường trả bóng sẽ qua khoảng giữa sân, nơi người đứng lưới đã chờ sẵn.

Admin

Bản quyền thuộc về
Địa chỉ: 053 Phố Bế Văn Đàn, P.Hợp Giang, Tp.Cao Bằng
ĐT: 0988.86.22.88 - (026).395.66.88

Thông tin truy cập

Tổng số lượt xem trang